Người Sài Gòn - Ngày 19/9/2019, tại TP.Cần Thơ, đã diễn ra hội thảo phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam năm 2019 với chủ đề "Đột phá công nghệ, nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa gạo". Tham dự tại hội thảo năm nay có đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; lãnh đạo UBND Tp.Cần Thơ; Hiệp hội Lương thực Việt Nam; cùng nhiều doanh nghiệp tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ chế biến và nhà thu mua gạo lớn toàn cầu.
Việt Nam là nước có mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu là lúa gạo, lượng gạo xuất khẩu dao động từ 4,9 - 7,7 triệu tấn/năm. Trong đó, có giá trị xuất khẩu ước đạt trên 2 tỷ USD/năm. Đồng thời, đạt mức kỷ lục 3,08 tỷ USD trong năm 2018.
Các đại biểu tham gia diễn giả tại hai phiên thảo luận
Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách có tính chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chủ lực, trong đó có sản phẩm gạo.
Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tiếp đạt được kim ngạch xuất khẩu gạo tới các thị trường truyền thống, cũng như năng lực mở rộng tiếp cận tới các thị trường mới, có tính khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản... đã tiếp tục khẳng định khả năng tăng trưởng và phát triển của hạt gạo Việt.
Thế nhưng, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản suất, chế biến và bảo quản lúa gạo vẫn còn rất hạn chế đối với các doanh nghiệp sản xuất gạo trong nước. Qua đó, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và giá thành của gạo Việt Nam so với giống gạo cùng loại của các quốc gia xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan và Ấn Độ.
Theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến hiện đang là khâu xung yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng đã được xác định là cơ hội và tiềm năng phát triển mạnh cho những sáng kiến mang tính đột phá của ngành lúa gạo, của các doanh nghiệp là chủ thể của chuỗi sản xuất lúa gạo, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách cũng như mục tiêu lâu dài về nâng cao chất lượng, giá trị và năng lực cạnh tranh của gạo Việt. Hiện nay, có nhiều chương trình, kế hoạch hành động cụ thể về nội dung này và tin tưởng với tính hấp dẫn về đầu tư ngành nông nghiệp, bên cạnh những cơ hội ngày một mở rộng hơn từ các FTA thế hệ mới vừa ký kết gần đây, các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực công nghệ chế biến và bảo quản lúa gạo sẽ quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam, hợp tác với doanh nghiệp sản xuất trong nước để thúc đẩy ứng dụng công nghệ, tăng hiệu quả và chất lượng của gạo Việt.
Tại hội thảo lần này, cũng diễn ra 2 phiên thảo luận với như: Cơ hội và thách thức của ngành lúa gạo Việt Nam trong bối cảnh mới; Những công nghệ tiên tiến trong chế biến và bảo quản lúa gạo đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của thị trường gạo cao cấp. Tham dự phiên thảo luận này có đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam; Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long; chuyên gia nghiên cứu thị trường lúa gạo Agromonitor; Tập đoàn lúa gạo Tân Long; nhà mua gạo lớn nhất của Việt Nam xuất khẩu trên toàn cầu; Công ty Phoenix Global DMCC; Tập đoàn Buhler; cùng nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn của thế giới. Cùng với đó, cung cấp nhiều thông tin giá trị cho các doanh nghiệp ngành gạo của Việt Nam.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu đã đặc biệt quan tâm đến những công nghệ tiên tiến hiện nay trong sản xuất và chế biến gạo đề cập và bàn thảo đầy đủ và chi tiết được ứng dụng trong các khâu sau thu hoạch, từ công nghệ xay xát, công nghệ thủy nhiệt, công nghệ làm lạnh cho hạt gạo, công nghệ nén khí giúp nâng cao chất lượng gạo thành phẩm, công nghệ bảo quản và lưu trữ sản phẩm gạo sau thu hoạch và chế biến, đến các công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng sau gạo như bánh gạo, ép dầu cám... Đây là những thông tin đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam.
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp ý thức việc xây dựng các trung gian trong nội bộ hệ sinh thái riêng của mình. Qua đó, việc sở hữu một trung gian thanh toán đang là đích đến của những doanh nghiệp đi theo hướng phát triển hệ sinh thái.
Chưa được cấp giấy phép xây dựng, Chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về nộp thuế sử dụng đất với nhà nước … thậm chí bị Thanh tra chính phủ yêu cầu dừng hoạt động để thanh tra. Tuy nhiên, Chủ đầu tư (CĐT) dự án Arena vẫn ngang nhiên tổ chức thi công, quảng cáo rầm rộ, và kí kết hợp đồng mua bán, nhận tiền của rất nhiều khách hàng. The Arena đang cố tình coi thường pháp luật hay đang có 1 thế lực nào đó chống lưng cho Arena cố tình làm sai để lừa gạt khách hàng.
Mới đây, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã công bố quyết nghị bầu bà Lương Thị Cẩm Tú vào vị trí cao nhất Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) thay cho ông Lê Minh Quốc đã bị bãi nhiệm vào ngày 22.3 vừa qua.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Theo đó, có 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020.
Kỳ I: Mập mờ thông tin pháp lý của dự ánChưa được cấp giấy phép xây dựng, Chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về nộp thuế sử dụng đất với nhà nước … thậm chí bị Thanh tra chính phủ yêu cầu dừng hoạt động để thanh tra. Tuy nhiên, Chủ đầu tư (CĐT) dự án Arena vẫn ngang nhiên tổ chức thi công, quảng cáo rầm rộ, và kí kết hợp đồng mua bán, nhận tiền của rất nhiều khách hàng. The Arena đang cố tình coi thường pháp luật hay đang có 1 thế lực nào đó chống lưng cho Arena cố tình làm sai để lừa gạt khách hàng.